Tư vấn miễn phí

(Hỗ trợ 24/7)

Tổng đài tư vấn

02462.96.94.95

Bán buôn

0832.03.03.03

Bán lẻ

0904.878.581

Bán lẻ

0832.02.06.88

Đốt sống cụt, Nguyên nhân có thể gây chấn thương đốt sống cụt

Share bài viết nếu bạn thấy bổ ích:

Đốt sống cụt là một đoạn xương nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối trọng lượng cơ thể khi ngồi. Đây là vị trí rất ít khi mắc bệnh lý nhưng vẫn có khả năng tổn thương cao. Các đốt sống cụt nằm ngay phía dưới xương cùng. Các đốt sống cụt dính liền với nhau tạo nên xương cụt hình tháp. Cơ thể người có từ 4-6 đốt sống cụt, các đốt sống cụt được coi là di tích của đuôi ở các loài động vật. 

1. Đặc điểm của đốt sống cụt

Các đốt sống cụt là phần xương thấp nhất trong hệ thống xương cột sống của cơ thể với các đốt sống nhỏ. Có từ 4 đến 6 đốt sống cụt dính lại với nhau tạo nên xương cụt. Xương cụt hình tháp có 4 mặt là mặt chậu hông, hai mặt bên và mặt lưng, có một nền và một đỉnh.

  • Mặt chậu hông: Lõm
  • Mặt lưng: Lồi
  • Mặt nền quay lên trên và khớp với đỉnh xương cùng.

Hai xương cụt nối với hai xương cùng bởi một dây chằng.

2. Chức năng đốt sống cụt


Đốt sống cụt có tác dụng rất quan trọng giúp giữ cân bằng khi ngồi và cố định các nhóm cơ

Mặc dù các đốt sống cụt rất bé nhưng lại có tác dụng rất quan trọng phối hợp với khung chậu nâng đỡ trọng lực của toàn cơ thể, giúp giữ cân bằng khi ngồi, tạo đường cong cho các hoạt động linh hoạt của cơ thể và được cố định bởi các nhóm cơ, dây chằng xung quanh và gân. Đốt sống cụt giúp nâng đỡ và ổn định cột sống, có vai trò trong các hoạt động đi, ngồi và đứng. Khi ngồi ngửa người ra sau, áp lực đè lên xương cụt sẽ tăng lên. Theo ước tính phụ nữ đau xương cụt gấp 5 lần nam giới, nguyên nhân có thể do chấn thương xương cụt trong khi sinh.

3. Nguyên nhân có thể gây chấn thương đốt sống cụt là gì?

Đốt cụt là phần xương nhỏ ở dưới cùng của cột sống. Trường hợp gãy xương cụt sẽ gây ra đau đớn cho bạn, nhất là lúc ngồi xuống. 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến xương cụt bị gãy, chủ yếu do trật khớp hoặc gãy do ngã, va chạm mạnh. Đôi lúc ngồi lâu trong một thời gian dài trên ghế cứng cũng có thể làm xương cụt bị tổn thương. Những người béo phì có nguy cơ gãy cao hơn, do phải chịu trọng lượng lớn từ cơ thể.

Một số hoạt động sẽ làm bệnh tình của bạn thêm nặng như:

  • Ngồi trong một thời gian dài
  • Người ngả ra sau khi ngồi
  • Đứng dậy sau khi ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài
  • Nhu động ruột và đi tiểu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới xương cụt bị gãy

Các thuốc dùng cho bệnh đau nhức xương khớp

1. Thuốc Kiện Khớp Tiêu Thống Collagen Học Viện Quân Y - Giúp bôi trơn khớp và giảm đau nhức xương khớp
2. Viên uống Bổ khớp Osteo Arthritis - chuyên biệt cho bệnh khớp
3. Thuốc Canxi Nano - Bổ xung canxi giúp cho xương chắc khoẻ

Đau xương cụt chỉ diễn ra cục bộ, nghĩa là gãy chỗ nào thì đau chỗ đó. Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể thấy đau xuống phần chân hoặc thắt lưng. Đồng thời, người mắc sẽ có cảm giác muốn đi đại tiện thường xuyên.

Ai cũng có nguy cơ gặp tình trạng này. Dù đó là trẻ em hay người lớn, người già. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ mắc cao hơn nam giới gấp 5 lần do họ mang thai và sinh con. 

Gãy xương cụt được biểu hiện qua những triệu chứng như đau ở vùng lưng dưới, đau ở chóp mông. Hay đau khi đi ngoài, đau tê khi ngồi cũng hay gặp ở người bị chấn thương ở vùng xương cụt. Nếu bạn cảm thấy đau liên tục, trong thời gian dài thì nên đi thăm khám để biết chính xác được đó là bệnh gì.

4. Những bệnh liên quan đến đốt sống cụt

4.1 Đau đốt sống cụt

  • Đặc trưng bởi tình trạng viêm các mô liên kết của xương cụt, làm cho xương cụt đau nặng hơn ở tư thế ngồi. Phụ nữ rất hay mắc bệnh đau xương cụt.

  • Nguyên nhân đau đốt sống cụt có thể do ngồi lâu hoặc phụ nữ bị đau đốt sống cụt là do các bệnh phụ khoa như: viêm cơ quan sinh dục, vị trí tử cung bất thường, khối u khoang chậu gây kích thích đau vùng xương cụt.

4.2 Rạn nứt xương cụt, gãy xương cụt do chấn thương

  • Là hiện tượng rạn, nứt, vỡ, gãy 1 trong 4 đốt sống hoặc cả 4 đốt sống cụt, có thể có di lệch hay không di lệch xương. Thường ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng hoạt động, khiến bệnh nhân khó khăn trong vận động di chuyển vì đau.

  • Rạn nứt xương cụt thường do té ngồi đập mông xuống đất. Đau thường xuất hiện ở vùng xương cụt, đau khi đứng dậy sau khi ngồi, đau khi đi vệ sinh, bớt đau khi ngồi trên một mông hay trên đùi.


Khi bị đau đốt sống cụt cần nghỉ ngơi và bổ sung thêm canxi cho cơ thể

5. Làm gì khi bị đau xương cụt

Khi bị đau đốt sống cụt cần nghỉ ngơi và kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung thêm canxi cho cơ thể, đặc biệt lưu ý hạn chế ngồi lâu, vận động mạnh, không chơi thể thao trong thời gian này.

Trong trường hợp gãy xương cụt có di lệch, cần đến khám bác sỹ ngoại chấn thương để xem xét có cần thiết phẫu thuật loại bỏ xương cụt bị gãy hay không. Tránh hoạt động mạnh trong 8-12 tuần, không rặn nhiều khi đi đại tiện

Có thể chườm đá vùng xương cụt giúp giảm đau, quấn túi đá trong khăn tắm đặt lên vùng đau chườm trong 15 - 20 phút, 3 lần mỗi ngày

Có thể dùng các thuốc giảm đau

Đau đốt sống cụt thường tự biến mất trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, để hạn chế cơn đau bùng phát trong thời gian đó, cần lưu ý:

  • Hơi ngả người về trước khi ngồi.
  • Ngồi lên gối hay nệm hình chữ V.
  • Chườm nóng hay lạnh vào khu vực đau.

4. Cần bao lâu để xương cụt phục hồi lại?

Tùy vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của chấn thương mới biết được thời gian lành hẳn của xương cụt. Thông thường, trẻ em dễ hồi phục nhanh hơn người lớn. Thời gian trung bình để xương cụt phục hồi là 4 - 12 tuần. Ở một số trường hợp sẽ lâu hơn.

Gãy xương cụt cần 4 – 12 tuần để phục hồi hoàn toàn

5. Chẩn đoán và điều trị gãy xương cụt

Để kiểm tra bạn có bị gãy xương cụt hay không, bác sĩ sẽ chụp X-quang. Ngoài ra, phương pháp này giúp xác định nguyên nhân khác ngoài chấn thương gây nên cơn đau. 

Mặc dù gây ra cơn đau cho người bệnh nhưng gãy xương cụt không gây nguy hiểm đến cơ thể con người, 90% trường hợp gãy không cần làm phẫu thuật mà chủ yếu là vật lý trị liệu và dùng gối kê. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể áp dụng các cách thức khác như:

  • Phục hồi chức năng sàn chậu
  • Kích thích thần kinh bằng điện
  • Nắn xương bằng tay và massage
  • Kích thích tủy sống
  • Tiêm steroid 
  • Phong bế thần kinh

Vật lý trị liệu cũng là một phương pháp được áp dụng phổ biến. Bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu giúp người bệnh thực hiện các bài tập giãn dây chằng, tăng cường sức mạnh hỗ trợ cột sống dưới. Bệnh nhân cũng được học cách ngồi đúng để không ảnh hưởng đến xương sống và xương cụt.

Chẩn đoán và điều trị kịp thời khi gãy xương cụt

Để giảm cơn đau nhanh chóng, bác sĩ sẽ tiến hành massage hoặc chườm lạnh, chườm nóng. Bạn có thể sử dụng các gối đệm chuyên dụng để hỗ trợ hông và mông, giảm đau vùng xương cụt tốt hơn. 

Các đốt sống cụt có vai trò rất quan trọng trong việc nâng đỡ và ổn định cột sống. Sử dụng thuốc giảm đau nếu cơn đau không dứt. Nếu cơn đau không cải thiện và biến thành mạn tính, cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang và chụp cộng hưởng từ để phát hiện dấu hiệu tổn thương như gãy nứt xương hay khối u đè lên xương.

ThS. Ds Nguyễn Du tổng hợp

TAGĐốt sống cụt là gì?Nguyên nhân có thể gây chấn thương đốt sống cụtGãy đốt sống cụtGãy xương cụt

Tin khác

Nhãn hàng nổi tiếng

Scroll